Điềm báo tiếng chó sủa và hình tượng chó trong văn hóa tâm linh

0
3662

Chó là con vật rất gần gũi, thậm chí là bầu bạn thân thiết của con người. Vậy chó có ý nghĩa thế nào trong văn hóa tâm linh của người Việt hay tiếng chó sủa có điềm báo gì hãy cùng tìm hiểu nhé!

1. Hình tượng chó và tiếng chó sủa trong văn hóa tâm linh người Việt

Hình tượng con chó trong truyền thuyết của người Việt được lưu truyền lâu đời và hình thành sớm. Dân gian truyền rằng, ban đầu An Dương Vương chọn đất Uy Nỗ (Tó) làm nơi dựng kinh đô, nhưng đàn chó của vua cứ kéo nhau sang đất Cổ Loa, trong đó có con chó quý tìm đến một khu gò đất lót ổ đẻ con, vì thế vua cho dời đô sang Cổ Loa, dựng cung điện ngay trên gò đất nơi chó đẻ. Với quan niệm “đất chó đẻ là đất quý”, người dân Cổ Loa trước đây có tục làm nhà trên khu đất chó đẻ con.

Hình tượng chó và tiếng chó sủa trong văn hóa tâm linh người Việt
Hình tượng chó và tiếng chó sủa trong văn hóa tâm linh người Việt

Rồi tài liệu thần tích Ngọc phả cổ lục cũng cho biết rằng, bà mẹ vua Lý Công Uẩn tên Phạm Thị Trinh, khi đến làm việc ở chùa Tiêu Sơn, đêm nằm mơ thấy Thần Chó Đá rồi có mang mà sinh ra Lý Công Uẩn. Khi vua Lý Công Uẩn xuất hiện, con chó bằng đồng đã sủa inh ỏi, rồi vua Lý Công Uẩn lại sinh năm Tuất…

Chính vì cuộc đời huyền thoại của vị vua này luôn luôn liên quan đến Thần Chó mà khi định đô ở Thăng Long, việc lập miếu thờ chó (Thần Cẩu Mẫu, Thần Cẩu Nhi) để canh giữ, bảo vệ kinh thành là những giả thiết rất phù hợp với quy luật lịch sử, bối cảnh văn hóa nước ta.

Trong tín ngưỡng của người Cơ Tu, con chó chính là vật tổ của họ. Truyền thuyết kể rằng, thuở xưa có một trận đại hồng thủy tiêu diệt muôn loài. Chỉ còn một cô gái và một con chó sống sót nhờ trốn vào một chiếc trống. Cô gái sống cùng với con chó như vợ chồng, sinh ra hai người con, một trai, một gái. Lớn lên, người con trai xuống đồng bằng, người con gái ở lại miền núi. Cuối cùng hai người lại gặp lại và lấy nhau, sinh ra một quả bầu. Từ quả bầu đó, người Cơ Tu, người Bru, người Tà Oi, người Việt…ra đời.

Truyền thuyết về ông tổ chó cũng còn thấy ở nhiều dân tộc khác ở Việt Nam như Xê Đăng, S’tiêng, Giẻ Triêng, Chăm, Dao, Lô Lô…Tuy nhiên, các truyền thuyết và phong tục gắn với ông tổ chó ở người Dao là rõ rệt và đặc sắc nhất. Truyền thuyết kể rằng: “Xưa kia có ông vua của người Dao không có con trai mà chỉ sinh được 12 người con gái. Một ngày kia giặc sang xâm lược, vua liền truyền rằng ai đánh thắng giặc vua sẽ gả cả cho 12 cô con gái, và vua cầu khấn trời để xin. Một buổi chiều xuất hiện 1 con Long khuyển ngũ sắc, là con chó mình rồng, 5 màu có 12 chiếc đuôi, chạy đến xin vua cho đánh giặc. Khi giặc đến thấy con chó lạ mắt liền bắt về nuôi, nó ngoan ngoãn theo về, đợi khi giặc ngủ say liền cắn cổ cho bọn giặc chết hết. Con chó trở về, theo đúng lời hứa, vua liền gả các con gái cho con chó và con chó được vua truyền ngôi báu. Để nhớ ơn con chó đã có công dẹp giặc cứu dân tộc nên đồng bào đã thêu hình con chó và 4 chiếc chân chó ở sau áo”.

Ngoài ra chó được coi là con vật trung thành tuyệt đối với chủ. Vì những đức tính ấy, chó được nuôi để giữ nhà cho chủ. Và, cao hơn, “thăng hoa sang lĩnh vực tâm linh, người Việt xưa tin rằng “chó sủa ma”, có thể xua đuổi được tà ma. Vì vậy ngày trước, ở cổng làng, cổng ngõ xóm mỗi làng Việt ở Bắc Bộ đều có tượng chó đá. Cả ở nhiều mộ táng cổ cũng vậy”. Chó đá canh giữ cho nơi thờ này thể hiện sự tôn nghiêm về mặt tâm linh. Chẳng hạn, tại di tích Đình làng Địch Vĩ, xã Phương Đình – Đan Phượng – Hà Nội, có thờ nhóm tượng chó đá. Nhóm tượng này gồm nhiều con, làm bằng đá xanh, có kích cỡ nhỏ khoảng 50 đến 60 cm, ước đoán được tạc thế kỉ XVIII. Tại đình và chùa ở Làng Phù Trung (nay là Trung Hiền), Hà Nội, trong khuôn viên của di tích có tượng chó đá. Tượng chó đá đặt trên bệ thờ ở góc bên trái của sân đình. Bệ thờ xây bằng gạch, trát xi măng, giữa đặt một hòn đá tảng chân cột của ngôi đình cũ. Tượng chó tạc bằng đá xanh ở tư thế ngồi, hai chân sau áp sát xuống đất. Thần thái tượng chó linh hoạt, mắt nhìn xa xăm, toàn thân cao một mét. Trước mặt tượng để bát hương, lễ vật đặt vào chân đá tảng hình tròn như cái mâm. Dân làng gọi là quan Hoàng Thạch.

2. Giải mã điềm báo khi chó sủa theo giờ

Phải mất nhiều thời gian, con người mới có khả năng tổng kết được nhiều thông tin trùng lặp khi tiếng chó sủa cất lên. Thông qua sự trùng lặp ngẫu nghiên giữa tiếng chó sủa và sự việc nào đó, con người có thể rút ra một số thông tin về vận khí của con người.

Phương pháp nghe tiếng chó sủa được hình thành từ thời Xuân thu Chiến Quốc, như: Mọi người tin rằng, con chó không chỉ trông nhà mà cất tiếng sủa vào giờ Dậu, chủ nhà sẽ thăng quan tiến chức. Dưới đây là một vài tổng kết về tiếng chó sủa:

  • Vào giờ Tý (23 – 1 giờ): người phụ nữ trong nhà có chuyện tranh cãi
  • Vào giờ Sửu (1 – 3 giờ): trong lòng có sự lo buồn.
  • Vào giờ Dần (3 – 5 giờ): mất tiền của, đại lợi.
  • Vào giờ Mão (5 – 7 giờ): thu được tiền tài lớn.
  • Vào giờ thìn (7 – 9 giờ): có tài vận hanh thông.
  • Vào giờ Tỵ (9 – 11 giờ): có tin tức của người thân.
  • Vào giờ Ngọ (11 – 13 giờ): có tin vui vẻ uống, yến tiệc.
  • Vào giờ Mùi (13 – 15 giờ): vợ con phá tài, hung họa.
  • Vào giờ thân (15 – 17 giờ): trẻ nhỏ gặp hung họa.
  • Vào giờ Dậu (17 – 19 giờ): thăng quan tiến chức.
  • Vào giờ Tuất (19 – 21 giờ): khẩu thiệt, thị phi, hung họa.
  • Vào giờ Hợi (21 – 23 giờ): kiện tụng thị phi.

Trên thực tế, những dấu hiệu cát hung này đều căn cứ trên kinh nghiệm dân gian được tích lũy sau một thời gian dài.

Trong cuốn Đáp vị trung lập luận sư đạo thư của Viện học gia Liễu Tông Nguyên viết “Khuât tử phú viết:”Bầy chó ở nơi thôn ấp sủa, thạt kỳ lạ”. Ta đến xem thấy đất Thục ẩm nhiều ít nắng, chso thấy mặt trời mà cất tiếng sủa”. Đại ý muốn diễn tả, trong thơ Khuất Nguyên nói: “Chó toàn huyện cất tiếng sủa, lấy làm lạ. Ta đến đất Tứ Xuyên phát hiện, không khí ở đây ẩm thấp, nhiều mưa, ít nắng. Chó nhìn thấy mặt trời mọc, lấy làm lạ mà cất tiếng sủa”. Nhiều lần như vậy khi nghe tiếng cho sủa có thể khiến mọi người nghĩ tới việc mặt trời mọc.

Điềm báo tiếng chó sủa và hình tượng chó trong văn hóa tâm linh
Giải mã điềm báo khi chó sủa

3. Chó sủa liên hồi trong đêm nói lên điều gì?

Dân gian Việt Nam vẫn lưu truyền một quan niệm như sau: nếu như chó nhà bạn bỗng nhiên sủa trong đêm, thì đó là vì nhà bạn có trộm. Nhưng nếu không phải, thì ấy là do chú chó đã nhìn thấy… các cụ hiện về.

Trên thực tế thì không chỉ Việt Nam, mà nhiều tín ngưỡng khác cũng cho rằng chó hoặc mèo có khả năng nhìn thấy những sự vật không thuộc về trần gian. Chúng có thể tương tác với người đã khuất, nhìn – hoặc cảm nhận được hồn ma.

Bản thân việc có ma tồn tại trên đời hay không đã gây ra nhiều ý kiến trái chiều. Vậy nên cũng chẳng có gì ngạc nhiên khi chủ đề này cũng phân ra nhiều phe phái. Nhưng đặc biệt, những người ủng hộ quan điểm chó nhìn thấy ma dường như đưa ra được rất nhiều bằng chứng thuyết phục.

Đầu tiên, giác quan của chó rất nhạy bén, vượt trội so với con người, đặc biệt là khứu giác và thính giác. Chó có cái mũi nhạy hơn chúng ta tới 10.000 lần, trong khi đôi tai cho phép chúng nghe được những âm thanh cách xa hàng chục cây số.

Nếu như ma tồn tại, chúng sẽ tỏa ra năng lượng. Và với khả năng của loài chó, chúng hoàn toàn có thể cảm nhận được nguồn năng lượng ấy.

Theo nhà sinh vật học Rupert Sheldrake, chó thậm chí có thể cảm thấy được những thứ vô hình như thời gian. Một số nghiên cứu khác còn chỉ ra chó có thể nhận diện được những căn bệnh nan y, như ung thư chẳng hạn. Vậy nên, quan điểm này hoàn toàn có cơ sở.

Tuy nhiên những người không tin vào ma đương nhiên sẽ chẳng chịu thua. Họ cũng có những lý giải rất tốt để phản bác lại những quan điểm trên.

Về việc chó sủa liên hồi trong đêm, thực chất đây là một hiện tượng đã được chứng minh từ lâu. Do có giác quan nhạy bén, loài chó có thể cảm nhận được những rung động trong không khí từ rất xa.

Vậy nên khi thấy chó sủa trong đêm, nhiều khả năng đó là dấu hiệu của một cơn giông đang ập đến. Có thể hôm sau khu vực bạn sống hoặc một vài khu vực lân cận sẽ có mưa.

Việc chó tự nhiên quay vào tường sủa liên hồi cũng vậy. Chúng vốn có thể nghe được những âm thanh có tần số siêu nhỏ, tức là những con bọ, hay chuột chui rúc trong tường cũng có thể khiến chúng điên tiết mà sủa nhặng lên.

Bài viết trên của tạp chí phong thủy đã cung cấp thêm kiến thức cho độc giả về những vấn đề xung quanh hình tượng chó trong văn hóa tâm linh và điềm báo từ tiếng chó sủa hy vọng sẽ giúp ích cho độc giả trong cuộc sống nhé!