Truyền thuyết về Địa Tạng Vương Bồ Tát

0
2071

Địa Tạng thường được xem như là vị Bồ Tát cứu độ tất cả chúng sinh trong lục đạo luân hồi. Cùng phongthuyso tìm hiểu thêm thông tin về Địa Tạng Vương Bồ Tát nhé!

Truyền thuyết về Địa Tạng Vương Bồ Tát
Truyền thuyết về Địa Tạng Vương Bồ Tát

1. Sự tích Địa Tạng Vương Bồ Tát

Trong vô lượng kiếp về trước, ngài Địa Tạng là một vị Trưởng giả, nhờ phước duyên được chiêm ngưỡng, đảnh lễ và được sự chỉ dạy của đức Phật Sư Tử Phấn Tấn Cụ Túc Vạn Hạnh Như Lai, vị Trưởng giả này đã phát đại nguyện: “Từ nay đến tận đời vị lai, tôi vì những chúng sanh tội khổ trong sáu đường mà giảng bày nhiều phương tiện làm cho chúng nó được giải thoát hết cả, rồi tự thân tôi mới chứng thành Phật quả.”

Địa Tạng Vương Bồ Tát vốn là một cô gái Bà La Môn bình thường, mẹ cô là Duyệt Đế Lợi đánh sư chửi đạo, tu tập tà ma ngoại đạo. Sau khi chết, bà bị đọa xuống địa ngục để chịu khổ. Cô thương xót mẹ, vô cùng đau buồn, bèn bán hết gia sản, đem hết tiền bán được cúng dường Phật, Bồ Tát, một lòng niệm Phật. Tất cả công đức cô tích được đều hồi hướng cho mẹ cô, gieo trồng nhân thiện, đã đắc được quả thiện, mẹ cô nhờ vậy mà thoát khỏi địa ngục, được vào Thiên đạo.

Một kiếp khác, Địa Tạng Vương Bồ Tát tên là Quang Mục Nữ có người mẹ thích ăn trứng cá, phạm vào giới sát. Quang Mục Nữ thành kính cúng dường trước tượng Phật, khiến cho mẹ cô được sinh vào đạo người.

Rất nhiều kiếp trước, Địa Tạng Vương Bồ Tát đã lập ra thệ nguyện, muốn cứu hết thảy các chúng sinh chịu tội khổ. Sau này Địa Tạng Vương Bồ Tát thấy Sư Tử Phấn Tấn Cụ Túc Vạn Hạnh Như Lai có tướng mạo rất trang nghiêm, trong lòng hoan hỷ, bèn hỏi Phật làm thế nào mới đắc được tướng trang nghiêm như thế? Phật nói, phải phát nguyện độ thoát hết thảy chúng sinh thoát khỏi biển khổ thì mới được, điều này càng kiên định tín tâm của Địa Tạng Vương Bồ Tát cứu độ chúng sinh.

Địa Tạng Vương Bồ Tát cũng đã lưu chuyển ở cõi hồng trần, chuyển sinh thành quốc vương. Để cứu độ các quốc dân tạo ác nghiệp, ngài đã phát nguyện, nếu không độ hết các chúng sinh chịu tội khổ, thì quyết sẽ không thành Phật.

Một đại nguyện lớn biết nhường nào, đời đời kiếp kiếp, vĩnh viễn vì lợi ích hết thảy chúng sinh. Tuy đã công đức viên mãn, đạt đến trí huệ của Phật từ lâu rồi, còn quả vị thành Phật, thì vẫn ẩn ở trong công đức, chưa muốn thành Phật, không hiển Phật thân, với Bồ Tát thân thực hiện đại nguyện đại từ bi hóa độ chúng sinh. Trong “Địa Tạng thập luân kinh” gọi đó là: “Đại nhẫn bất động, như là đại địa, tĩnh lặng suy tư thâm sâu, như là cất giấu kỹ”.

Bất kể lúc nào, người nào nghĩ đến Địa Tạng Vương Bồ Tát, nghĩ đến việc ngài đã vì mẹ mà vĩnh viễn ở địa ngục, thương xót hết thảy chúng sinh, coi hết thảy chúng sinh như cha mẹ… thì trong lòng đều kính trọng, đều bất giác nghĩ đến cha mẹ mình, trong lòng liền nảy sinh niệm đầu tận hiếu, đều thành kính đảnh lễ Địa Tạng Vương Bồ Tát.

2. Sự ra đời của Kinh Địa Tạng Vương Bồ Tát Bổn Nguyện

Kinh Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện do Đức Phật Thích Ca diễn nói tại cung trời Đao Lợi, tức là từng trời thứ hai trong sáu từng trời của cõi Dục giới nơi mà Thánh Ma Gia, thân mẫu của Đức Phật đã thác sanh về đây sau khi hạ sanh Đức Phật được 7 ngày. Trước khi nhập Niết Bàn, vì cảm ơn đức sanh thành, Đức Phật đã diễn nói kinh Địa Tạng tại pháp hội ở cung trời này. Như vậy, Kinh Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện ra đời trước tiên là do lòng hiếu thảo của Đức Phật đối với bậc sanh thành, Ngài đã tưởng nghĩ đến mẹ khi biết rằng mình sẽ không còn trụ thế bao lâu nữa nên đã lập pháp hội tại cung trời Đao Lợi để độ thoát cho thân mẫu.

Đây là một pháp hội vô cùng quan trọng vì có sự hiện diện đông đủ của chư Phật khắp mười phương thế giới, chư Đại Bồ Tát như Quán Âm, Văn Thù, Phổ Hiền… cùng các chúng Trời, Rồng, Quỉ, Thần khắp các cõi. Diễn nói Kinh Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện trong pháp hội này vì thế mang một ý nghĩa vô cùng lớn lao. Là bậc Cha lành trong bốn cõi, không một việc làm nào dù nhỏ hay lớn mà Đức Thế tôn lại không nghĩ đến lợi lạc của tất cả pháp giới chúng sanh. Trong pháp hội này Ngài vì thân mẫu mà thuyết pháp nhưng động cơ chính vẫn là lòng từ bi lân mẫn đối với chúng sanh ở cõi ta bà, đặc biệt đối với những chúng sanh cang cường đầy tội khổ, khó khai hóa mà Ngài biết chắc chắn là sẽ “bị đọa vào đường dữ chịu nhiều sự thống khổ”, vì thế trong pháp hội này Ngài đã phó chúc cho Bồ Tát Địa Tạng nhiệm vụ “gắng độ chúng sanh trong cõi Ta bà đến lúc Phật Di Lặc ra đời, đều đặng giải thoát, khỏi hẵn các điều khổ, gặp Phật, được Đức Phật thọ ký”. (Quyển Thượng – Phẩm Thứ Hai: Phân Thân Tập Hội).

Như vậy nội dung chính yếu của Kinh Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện xoay quanh chữ Hiếu, nói lên những bổn phận, nghĩa vụ của người sống đối với người đã qúa vãng, cũng như nêu bật những tội phúc quả báo ở kiếp sống bên kia để người Phật tử nương theo kinh này cùng dựa vào oai lực độ trì, gia hộ của Bồ Tát Địa Tạng để tu tập, hầu độ thoát cho chính mình, cho người thân cũng như tất cả chúng sanh đã quá vãng khỏi rơi vào con đường ác.

3. Lợi ích khi thờ Địa Tạng Vương Bồ Tát Tại Nhà?

Lợi ích trong cuộc sống hiện tại:

  • Những nguyện lớn mau chóng thành tựu.
  • Được trí huệ lớn.
  • Tiêu Trừ Tai Nạn.
  • Thoát Khỏi Hiểm Nguy.
  • Tiêu Trừ Tội Chướng, Bệnh Tật.
  • Được quỷ thần hộ vệ.

Lợi ích cho kiếp sau:

  • Thoát Khỏi Thân Nữ.
  • Được Thân Xinh Đẹp.
  • Thoát Kiếp Nô Lệ.

Lợi ích lúc lâm chung:

  • Khi người thân sắp mất, chúng ta có thể niệm danh hiệu bồ tát hoặc tụng kinh Địa Tạng, làm nhiều việc thiện cho người đó.
  • Trong giai đoạn 49 ngày sau khi mất, việc Tụng Kinh Địa Tạng cho vong linh quá cố có thể giúp họ được siêu thoát.

Lợi ích với người đã quá vãng:

  • Siêu Độ vong linh: trong giấc ngủ nếu gặp ma quỷ, người lạ, các sự quái ác… chúng ta có thể chí tâm tụng kinh Địa Tạng.
  • Siêu độ, gặp lại người thân quá vãng.

Bài viết trên đã cung cấp thêm kiến thức cho độc giả về Địa Tạng Vương Bồ Tát và kinh Địa Tạng bổn nguyện hy vọng sẽ giúp độc giả mở rộng hiểu biết về tín ngưỡng tâm linh thờ Phật, Bồ Tát của người dân Việt.