Lý giải ngày con nước và cách tính ngày con nước

0
14841

Ngày con nước là gì và cách tính ngày con nước như thế nào cho đúng mời độc giả tham khảo bài viết dưới đây của chuyên mục phong thủy nhé!

Xem thêm : Nóng tai trái là điềm gì

Lý giải ngày con nước và cách tính ngày con nước
Lý giải ngày con nước và cách tính ngày con nước

Ngày Con Nước là ngày gì?

Khi ta bàn về ngày con nước ngày nguyệt kỵ là gì thì trong dân gian ta có câu:

“Mùng năm, mười bốn, hai ba
Đi chơi còn lỗ nữa là đi buôn”

Câu ca dao trên chính là nói về ngày Nguyệt kỵ, hay còn gọi là ngày con nước, vậy thì bản chất của ngày Con Nước là gì, nằm ở đâu? Đã nói là ngày kỵ chắc hẳn phải có nguyên nhân của nó. Thực tiễn trong quá trình sinh hoạt, sản xuất, tục ngữ ca dao nước ta là một kho tàng kinh nghiệm sống rất phong phú. Những kinh nghiệm này được đúc rút, lưu truyền cho hậu thế.

Thực tế, khi xét về nguyên lý khoa học Trái đất của chúng ta nằm trong Thái dương hệ, chịu quy luật tác động của các hành tinh, thiên thể khác ở phạm vi và cường độ nhất định. Những lực tác động này chủ yếu là lực từ trường, lực hấp dẫn, và nhiều các lực khác sinh ra trong quá trình chuyển động. Vì thế nên các hiện tượng vật lý, địa lý xảy ra mà chúng ta quan sát được là hệ quả của các lực tương tác đó, các lực này vô hình, mắt thường không thể quan sát được, thậm chí một số máy móc hiện đại của khoa học cũng chưa thể tính toán đo đạc chính xác được nó, mỗi khi có một phát hiện mới, người ta lấy tên của nhà khoa học đó đặt tên cho định luật ông khám phá ra. Trái đất và Mặt trăng có lực tác động với nhau, từ đó sinh ra hiện tượng thủy triều. Người ta nhận thấy rằng, cứ khi trời tối, trăng mọc thì thủy triều trào dâng. Nguyên nhân là Mặt trăng tác động đến Trái đất một lực hấp dẫn khá mạnh nên hiện tượng đó xảy ra. Trong lịch âm (lịch phương Đông, được sáng tạo thông qua quan sát Mặt trăng, âm nghĩa là Thái âm, là Mặt trăng) người ta nói về ngày sóc và ngày vọng.

Ngày sóc là ngày mùng 1 âm lịch đầu tháng khi mà Mặt trăng bị che khuất mà từ Trái đất chúng ta không thể nhìn thấy được. Thực tế Mặt trăng là một hành tinh lạnh, ánh sáng mà chúng ta nhìn thấy là ánh sáng Mặt trời chiếu vào nó, tạo nên hiện tượng phát quang. Ngày 1 đầu tháng là thời điểm Mặt trăng không đón nhận được ánh sáng của mặt trời bởi một hành tinh khác che khuất đường thẳng chiếu sáng đó

Ngày vọng là ngày 15 âm lịch giữa tháng, khi Mặt trăng được ánh mặt trời chiếu sáng hoàn toàn, không bị che khuất phần nào nên hình ảnh của nó tròn trịa, ánh sáng của nó bao tỏa khắp không gian.

Như vậy, trong một ngày dưới tác động của Mặt trăng, thủy triều lên xuống, dâng rút theo chu kỳ mang tính quy luật. Trong một tháng Mặt trăng có độ sáng, tối khác nhau vào ban đêm.

2. Cách tính ngày con nước

  • Tháng 1+ 7 : ngày con nước mùng 5 – 19
  • Tháng 2 + 8 : ngày con nước mùng 3 – 17 – 29.
  • Tháng 3 + 9 : ngày con nước mùng 13 – 27
  • Tháng 4 + 10: ngày con nước mùng 11 – 25
  • Tháng 5 + 11: ngày con nước mùng 9 – 23
  • Tháng 6 + 12: ngày con nước mùng 7 – 21

Ngoài ra trong dân gian còn có bài thờ nói về giờ nước , ngày nước lên cho dân đi biển như sau, mọi ngày hãy tham khảo

“Tháng giêng, tháng 7 phân minh

Mồng 5, 19, thìn sinh tị hồi.

Tháng 8 cho lẫn tháng 2

Mồng 3, 17, tị lai, ngọ hoàn

Tam(3) cửu (9) tòng như nguyệt tiền

Ngày 29 nước liền thụ thai

13 sinh con thứ hai

Tuất thăng, mão giáng chẳng sai chút nào.

Tháng 4 đối với tháng 10.

Sinh con 11 cùng thời 25

Tháng 11 chi khác tháng năm

Đã tường mồng 9, chớ nhằm 23

Tháng 6, tháng chạp suy ra

Mồng 7, 21 ấy là nước sinh”

Bài viết dưới đây của phongthuyso đã giải đáp câu hỏi ngày con nước là già và cung cấp thêm thông tin về cách tính ngày con nước hy vọng những kiến thức này sẽ hữu ích cho độc giả trong cuộc sống hàng ngày.