Chuyện bí ẩn về những cái giếng kì lạ nhất Việt Nam

0
1161

Từ xưa giếng nước đã gắn liền với văn hóa, tập tục của người Việt, cho và xung quanh nó cũng chứa đầy những hiện tượng không thể lý giải được. Cùng phongthuyso tìm hiểu bí ẩn về những cái giếng kì lạ nhất Việt Nam nhé!

Chuyện bí ẩn về những cái giếng kì lạ nhất Việt Nam
Chuyện bí ẩn về những cái giếng kì lạ nhất Việt Nam

Giếng nước có cóc ngồi canh không bao giờ cạn

Đền Sái nằm trên đỉnh Thất Diệu Sơn ở thôn Thụy Lôi, xã Thụy Lâm (Đông Anh, Hà Nội). Nhiều thời vua, chúa và các quan triều thần thường về đây bái yết, cầu xin đức thánh phù hộ thắng trận. Ngày nay, cứ mùa xuân đến người dân từ khắp mọi vùng cũng đến đền làm lễ cầu lộc, cầu tài, cầu bình yên.

Ngôi giếng nhỏ này không bao giờ cạn nước, mùa Đông luôn có một con cóc ngồi trên miệng giếng.

Theo tích xưa kể lại, nguồn gốc của giếng có liên quan đến việc các cô tiên giúp vua An Dương Vương gánh đất xây thành Cổ Loa. Khi ma gà giả tiếng gáy sáng, các cô tiên vội về trời đã bỏ lại những gánh đất hình thành đỉnh Thất Diệu Sơn. Giếng nằm trên Thất Diệu Sơn nên có người gọi là giếng Cô Tiên.

Giếng nằm trên đỉnh một mỏm đá, lượng nước rất ít, nhưng lại không bao giờ cạn. Nước trong vắt, mát mẻ; nhiều người đi lễ đều đến múc rửa mặt hoặc uống.

Giếng hút vật từ trên núi xuống biển

Đền Chín Giếng hay còn gọi là đền cô Chín thuộc địa phận tỉnh Thanh Hóa. Tên của ngôi đền bắt nguồn từ 9 miệng giếng thiêng trước cửa đền.

Đền Chín Giếng là nơi thờ Cửu Thiên Huyền Nữ – con gái thứ 9 của Ngọc Hoàng Thượng Đế. Người dân nơi đây truyền tụng rằng Cô Chín ngự trị 9 miệng giếng này. Miệng giếng thứ 9 rất sâu và rộng như một hang đá được đẽo gọt tỉ mỉ, xuất hiện nhiều cá trắm, cá chuối đi theo từng đàn.

Có câu chuyện, vào mùa mưa nước lũ dâng cao, sau khi khấn vái trên đền xong, các con nhang mang lộc thả xuống suối, trong đó có quả bưởi vàng và xấp tiền xu đã được đánh dấu. Mấy ngày sau quả bưởi đó có mặt ở một giếng khác thuộc địa phận xã Hà Thanh. Cũng trong tháng đó, những đồng xu được khắc chữ phía sau được cư dân vùng biển Nga Sơn ở cách đó rất xa tìm thấy trong quá trình đi biển.

Có nhiều đoàn về thăm dò, đo đạc, nhưng không có kết quả chính xác về độ sâu của giếng. Càng xuống sâu nước càng lạnh. Trực quan địa hình cùng quá trình lặn xuống lòng sâu, cuối cùng họ kết luận rằng: Dưới giếng có một dòng sông ngầm, theo dự đoán thì có thể chảy từ dãy núi Tam Điệp (Ninh Bình) ra cửa biển Thần Phù (Nga Sơn, Thanh Hóa). Không biết thực hư thông tin này thế nào thế nhưng cho đến nay Đền Chín Giếng đã trở thành là địa điểm thu hút khách du lịch từ khắp mọi nơi đến vãn cảnh, cầu may đặc biệt là những ngày đầu năm mới.

Giếng thần ở Trường Sơn

Trên đỉnh núi đá Trường Sơn ở xã Thượng Trạch, huyện Bố Trạch, Quảng Bình có một giếng thần. Đây là giếng thần của người Ma Coong.

Người Macoong cho rằng, giếng nước trên là giếng nước của Giàng, của thần linh. Chỉ có thánh thần mới khiến giếng nước này xuất hiện đúng lúc để giúp tộc người ông thoát khỏi những cơn đại hoạ như hạn hán.

Người dân trong vùng xác nhận trước nay khi đàn ông ra múc nước tắm giặt ào ào thì chẳng sao, thế nhưng cứ đám đàn bà con gái rủ nhau ra giếng thì giếng lại sôi lên ùng ục.

Mấy chục năm nay, không chỉ phụ nữ đến tháng, phụ nữ mới sinh nở mà tất thảy đàn bà, con gái ở đất này đã không dám mon men đến cạnh “giếng thần”.

Giếng có bồn bên dưới

Ở huyện đảo Lý Sơn (tỉnh Quảng Ngãi) có một cái giếng vô cùng nổi tiếng mà hầu như ai cũng biết: giếng Xó La, hay còn gọi là giếng Vua. Tuy nhiên, ít ai biết được rằng, trên hòn đảo nhỏ này còn có một cái giếng cổ đã hơn 200 năm tuổi có khả năng chứa được cả trăm người và… biết “nuốt” đồ vật.

Theo chủ nhân của giếng lạ, ở dưới đáy giếng nó tạo thành cái bồn rộng bằng một khu vườn khoảng 100m2.