Ý nghĩa và cách tính ngày thọ tử

0
1383

Những quan niệm tâm linh về ngày tốt, xấu đã ra đời hàng ngàn năm nay. Và một trong những ngày xấu nhất đó chính là ngày Thọ Tử. Cùng tìm hiểu ý nghĩa và cách tính ngày thọ tử trong bài viết dưới đây nhé!

1. Ý nghĩa ngày thọ tử

Từ “Thọ tử” được ghép bởi hai từ “thọ” và “tử”. Theo cách giải thích của một cụ đồ Nho thì từ “thọ” nghĩa là sự tồn tại bền vững, vĩnh của, trường tồn.

“Tử” có rất nhiều nghĩa trong đó có nghĩa là màu tím (tử y, tử cấm thành), con (hiếu tử, thê tử, tử tôn), tước quan… với rất nhiều lớp ý nghĩa nhưng trong trường hợp này “tử” có nghĩa là chết.

Ý nghĩa và cách tính ngày thọ tử
Ý nghĩa và cách tính ngày thọ tử

Như vậy, ý nghĩa ngày thọ tử là ngày có liên quan nhiều tới việc chết chóc và tồn tại trường cửu. Có hai đối tượng trong đó một là thọ (ý nghĩa tồn tại bền lâu, vững chắc), một đối tượng sẽ mua lấy cái chết và tai họa (tử). Ngày xưa, người ta có chức quan Thái sử trong triều đình chuyên làm công việc ghi chép các sự kiện diễn ra trong đất nước và nghiên cứu việc chiêm bốc, thiên văn, địa lý để dự đoán cát hung vận mệnh của quốc gia dân tộc. Bằng phương pháp trắc nghiệm trong thực tiễn rồi rút ra những quy luật chung về sự biến hóa của vũ trụ, thời tiết. Phương pháp chọn ngày cũng được đúc rút nên từ đó. Bởi thế phương pháp chọn ngày được nâng cao dần dần, ngày càng kiện toàn, đầy đủ.

Ngày thọ tử là một ngày hung đối với mọi việc, bởi lẽ nếu xây nhà thì căn nhà bền vững mà người ở sẽ bất lợi, gặp nhiều điều không may. Nếu tổ chức đám cưới vào ngày Thọ Tử thì một người sẽ tốt, một người sẽ xấu, có thể dẫn đến chia rẽ, sinh ly tử biệt.

Ngày xưa, khi cuộc sống con người phụ thuộc nhiều vào tự nhiên, việc săn bắn, đánh cá mang lại một nguồn thực phẩm lớn và quan trọng. Khi đi săn, ra khơi đánh cá, người ta luôn mong muốn gặp may mắn, có xác suất cao, việc chế tạo dụng cụ cũng được chú trọng để an toàn hiệu quả nhất. Chính vì lẽ đó người ta sử dụng ngày Thọ tử để làm các công việc như chế tạo cung tên, súng ống, bẫy thú, bẫy chim, đan lưới đánh cá, làm lờ, đó, cần câu… Nói tóm lại là ngày này được sử dụng trong việc chế tạo các dụng cụ săn bắt muông thú và đánh cá.

Việc chọn ngày Thọ Tử để chế tạo với mong muốn “Thọ” đối với người sử dụng, và đồ đạc, dụng cụ, như vậy người sử dụng nó luôn có tâm lý an toàn, sống lâu, phúc nhiều, làm việc hiệu quả và giàu có, đồ đạc mà họ sử dụng cũng bền vững khôn bị hỏng hóc, hư hao, mất mát. Đối với chim muông, cá thì lĩnh lấy án tử, để cho người săn bắn, ngư dân gặp may mắn có thu hoạch cao. Ngày nay nhiều người có học thức, tìm hiểu về vấn đề này vẫn chọn các ngày Thọ tử để tiến hành những công việc trên.

2. Cách tính ngày Thọ Tử theo sách ngọc hợp thông thư

  • Tháng 1: Ngày Thọ tử rơi vào các ngày Tuất
  • Tháng 2: Ngày Thọ tử rơi vào các ngày Thìn
  • Tháng 3: Ngày Thọ tử rơi vào các ngày Hợi
  • Tháng 4: Ngày Thọ tử rơi vào các ngày Tỵ
  • Tháng 5: Ngày Thọ tử rơi vào các ngày Tý
  • Tháng 6: Ngày Thọ tử rơi vào các ngày Ngọ
  • Tháng 7: Ngày Thọ tử rơi vào các ngày Sửu
  • Tháng 8: Ngày Thọ tử rơi vào các ngày Mùi
  • Tháng 9: Ngày Thọ tử rơi vào các ngày Dần
  • Tháng 10: Ngày Thọ tử rơi vào các ngày Thân
  • Tháng 11: Ngày Thọ tử rơi vào các ngày Mão
  • Tháng 12: Ngày Thọ tử rơi vào các ngày Dậu.

Bài viết trên của tạp chí phong thủy đã cung cấp thêm kiến thức về ngày thọ tử trong quan niệm của người Việt hy vọng sẽ giúp ích cho độc giả trong cuộc sống nhé!