Tìm hiểu về tứ hành xung và cách hóa giải

0
2024

Chúng ta vẫn thường nghe nói đến tam hợp, tứ hành xung vậy tứ hành xung là gì, cách hóa giải như thế nào cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây của phongthuyso nhé!

1. Tứ hành xung là gì?

Ngày xưa con người và các vật nuôi đã sống chung trong một quần xã. Sự gần gũi và hoạt động sinh hoạt hằng ngày làm con người phát hiện các tập quán sinh hoạt của từng con vật tương ứng với từng khung giờ củ thể. Nên mới lấy tên các con vật gắn vào 12 địa chi tương ứng. Và 12 địa chi sẽ được chia làm bộ 3 tứ hành xung.

Và tứ hành xung chính là sự xung khắc, khắc chế lẫn nhau, hay ăn thịt hoặc làm hại nhau. Từ đó quy ra những người sinh vào những năm đó cũng sẽ không hợp nhau, khắc khẩu hoặc áp chế nhau về nhiều phương diện trong cuộc sống khi các con giáp này cùng thuộc trong một nhóm tứ hành xung.

Tìm hiểu về tứ hành xung và cách hóa giải
Tìm hiểu về tứ hành xung và cách hóa giải

3 bộ Tứ Hành Xung:

  • Dần – Thân – Tỵ – Hợi
  • Thìn – Tuất – Sửu – Mùi
  • Tý – Ngọ – Mẹo – Dậu

Thường thường người Việt phần đông hiểu rằng những con giáp trong tứ hành xung đều xung khắc lẫn nhau nhưng hiểu như vậy là sai lầm.

Việc lập ra các nhóm tứ hành xung như viết ở trên là do quan niệm âm dương ngũ hành mà ra.

Theo thuyết ngũ hành tương khắc thì Kim khắc Mộc, Mộc khắc Thổ, Thổ khắc Thủy…. Do đó mà Dần xung với Thân, Mão xung với Dậu, Tị xung với Hợi, Tí xung với Ngọ. Nhìn trên một cái la bàn phong thủy hoặc một lá số tử vi thì thấy rõ rằng về mặt hình học, các con giáp xung nhau thì đối xứng với nhau trên các vị trí ở la bàn hoặc lá số.

Như thế, các con giáp chỉ xung với nhau theo từng cặp là: Dần – Thân, Tị – Hợi, Thìn – Tuất, Sửu – Mùi, Tí – Ngọ, Mão – Dậu.

Ngoài ra, còn nên lưu ý một số tuổi có xung khắc

  • Tuổi Tý khắc tuổi Mùi và Tỵ
  • Tuổi Sửu khắc tuổi Ngọ
  • Tuổi Dần khắc Tỵ
  • Tuổi Mão khắc Thìn và Thân
  • Tuổi Thân khắc Hợi

2. Cách hóa giải tứ hành xung

Cặp tuổi Tý – Ngọ

Để hóa giải xung khắc, tìm khu vực trong nhà tương ứng với hai tuổi này rồi tăng cường khu vực đó bằng hành tố tương sinh. Theo đó, khu vực của Tý ở hướng Bắc, Ngọ ở hướng Nam. Đặt chuông gió (hành Kim) ở khu vực của Tý và chậu cây cảnh (hành Mộc) ở khu vực của Ngọ.

Cặp tuổi Sửu – Mùi

Hai con giáp này đều thuộc hành Thổ. Để luôn hòa hợp, bạn hãy xua đi năng lượng quá mạnh này bằng cách treo một chiếc chuông gió bằng kim loại ở trong nhà, đặc biệt là khu vực mà cả hai thường tiếp xúc. Khi rung, chuông gió sẽ tạo ra âm thanh, khuếch tán năng lượng Thổ quá nặng đang ám trong nhà.

Cặp tuổi Dần – Thân

Người tuổi Dần hợp với hướng Đông, Đông Nam. Thân hợp hướng Tây, Tây Bắc. Bạn có thể làm giảm xung khắc giữa hai con giáp này bằng cách dùng đèn chiếu sáng ởhai khu vực trên.

Cặp tuổi Mạo – Dậu

Người tuổi Mão hợp với hướng Đông, Đông Nam. Tại vị trí này, bạn có thể đặt thác nước hay những vật thuộc hành Thủy. Còn Dậu hợp hướng Tây, Tây Bắc, bạn đặt 6–7 viên đá tại đây để giảm bớt xung đột cho cả hai.

Cặp tuổi Thìn – Tuất

Thìn là linh vật có sức mạnh rất mãnh liệt, để chế ngự điều đó hãy dùng yếu tố Thủy. Bạn đặt một bình nước hướng Tây Nam, Đông Bắc. Ngoài ra, bạn cũng có thể đặt biểu tượng thuộc Thủy (thác nước, con cá…) ở gần cổng.

Cặp tuổi Tỵ – Hợi

Đối với người tuổi Tỵ (con giáp thuộc hành Hỏa), hãy trồng cây ở hướng Nam để tăng cường năng lượng và cảm xúc. Còn đối với Hợi (thuộc hành Thủy), bạn nên dùng đèn chiếu sáng ở hướng Bắc nhằm giúp mang lại cảm giác luôn thoải mái.

3. Tứ Hành Xung khắc trong phong thủy hướng nhà trạch vận

Hai mươi tư sơn hướng trong phong thủy có sử dụng 12 địa chi, tứ duy, tám thiên can để xác định tọa hướng của một căn nhà

Một căn nhà có phương tọa và phương hướng. Nên tọa hướng của căn nhà thuộc các cặp xung đối trong không gian trên một hệ trục tọa độ:

  • Tọa Tý hướng Ngọ
  • Tọa Sửu hướng Mùi
  • Tọa Dần hướng Thân
  • Tọa Mão hướng Dậu
  • Tọa Thìn hướng Tuất
  • Tọa Tị hướng Hợi

Và các trường hợp ngược lại

  • Tọa Ngọ hướng Tý
  • Tọa Mùi hướng Sửu
  • Tọa Thân hướng Dần
  • Tọa Dậu hướng Ngọ
  • Tọa Hợi hướng Tị

Đi sâu hơn nữa, cách cục phản ngâm trong Phong thủy cũng chính là một hình thái của tứ hành xung, nó được biến hóa, thay đổi ít nhiều mà thôi

4. Ứng dụng tứ hành xung trong tứ trụ

Việc vận dụng hệ thống các địa chi xung nhau và ngũ hành sinh khắc trong dự đoán bằng môn Tứ trụ.

Tứ trụ được xây dựng trên nền tảng âm dương, ngũ hành, thiên can, địa chi nên tứ hành xung được vận dụng thường xuyên. Trong việc khán hạn, người ta rất lưu tâm đến trường hợp nhật nguyên xung Thái tuế, hay Thái tuế xung nhật nguyên, hay tình trạng khắc về thiên can, xung về địa chi… Những năm ấy thường xảy ra biến cố lớn lao.

Khi lấy trụ năm để đoán tổ nghiệp và cha mẹ, trụ tháng đoán anh chị em, trụ ngày đoán bản thân và người hôn phối, chi giờ đoán con cái hậu duệ thì mỗi năm có địa chi xung với địa chi các trụ cần chú ý đến những đối tượng có liên quan. Đề phòng những chuyện rủi ro không may đối với họ…

5. Ứng dụng Tứ Hành Xung trong Tử Vi Đẩu Số

Hệ thống các địa chi xung nhau được thiết lập nên các cung trong lá số Tử vi. Trong quá trình luận đoán cần phải xem xét kỹ các sao ở thế xung chiếu vì ảnh hưởng của nó khá mạnh trong quá trình vận động tạo nên hung cát. Một số trường hợp các sao ở những cung xung chiếu còn mạnh mẽ hơn cả khi nó ở thế tọa thủ.

Trong quá trình đoán Tử vi, nhất là khi khán hạn, những sao ở các cung xung chiếu là các sát tinh, hung tinh, luôn cần phải cẩn thận vì uy lực tác họa của nó mạnh mẽ vô cùng

Bài viết trên đây đã giải đáp thắc mắc của độc giả xung quanh vấn đề tứ hành xung của một người hy vọng sẽ giúp ích cho các bạn để đề phòng tai họa và vận dụng trong cuộc sống hàng ngày.