Theo quan niệm tâm linh của người Việt ngày vãng vong hay còn được gọi nôm na là ngày “đi mà không về” nên tránh làm việc lớn, việc quan trọng kẻo đổ vỡ, khó thành. Cùng tìm hiểu những vấn đề xung quanh ngày vãng vong nhé!
1. Ngày Vãng Vong là ngày gì?
Giải nghĩa từ Vãng Vong thì Vãng nghĩa là đi, Vong là vô, vì vậy ngày này mang ý nghĩa là đi mà không trở lại. Có rất nhiều nơi nói ngày Vãng Vong là ngày trăm sự đều sự, tuy nhiên điều này không hẳn là đã chính xác. Ngày Vãng Vong là một ngày xấu, đại kị cho cưới hỏi, thăng quan tiến chức, xuất hành hay đi chữa bệnh, khai trương động thổ. Vì vậy trong ngày này tuyệt đối không nên làm những chuyện trên.
2. Các ngày vãng vong trong năm
- Vào tháng 1, ngày vãng vong sẽ rơi vào các ngày Dần
- Vào tháng 2, vãng vong rơi vào các ngày Tỵ
- Tháng 3, ngày vãng vong là các ngày Thân
- Tháng 4, ngày vãng vong là các ngày Hợi
- Tháng 5, ngày vãng vong là các ngày Mẹo
- Tháng 6, ngày vãng vong là các ngày Ngọ
- Tháng 7, ngày vãng vong là các ngày Dậu
- Tháng 8, ngày vãng vong là các ngày Tý
- Tháng 9, ngày vãng vong là các ngày Thìn
- Tháng 10, ngày vãng vong là các ngày Mùi
- Tháng 11, ngày vãng vong là các ngày Tuất
- Tháng 12, ngày vãng vong là các ngày Sửu
3. Ý nghĩa ngày Vãng Vong theo từng tháng trong năm
Ngày Vãng Vong tháng giêng, hai, ba, tư là đầu năm lấy bốn thời mạnh Dần, Tỵ, Thân, Hợi mang ý nghĩa biểu thị sinh khí của đạo ngũ hành, đi qua mà không trở lại.
Ngày Vãng Vong tháng năm, sáu, bảy, tám là giữa năm lấy bốn thời trọng Mão, Ngọ, Dậu, Tý mang ý nghĩa biểu thị vượng khí của đạo ngũ hành qua đi mà không trở lại.
Ngày Vãng Vong tháng chín, mười, mười một, chạp là cuối năm lấy bốn thời quý Thìn, Mùi, Tuất, Sửu mang ý nghĩa biểu thị vạn vật đều quay về vãng mà vong.
4. Ngày Vãng vong nên kiêng kỵ những điều gì?
Với bản chất là ngày Lục Sát, một trong 4 hung tinh luôn mang đến điều xấu. Thì từ xưa đến nay khi đến ngày này mọi người đều kiêng kỵ thực hiện các công việc quan trọng, đại sự như làm nhà, cưới hỏi, nhập chức, khai trương, giao dịch, mai táng, ma chay… đặc biệt nhất là xuất hành, đi tàu, đi bộ…. Nhằm tránh những điều không may mắn cũng như rủi ro, đen đủi xảy ra. Bởi nếu không kiêng kỵ và tiến hành làm các việc lớn trong ngày này thì sẽ có những trắc trở, rủi ro xảy ra. Không những gây tốn hao tiền của, tình cảm mà thậm chí còn cả tính mạng. Vì thế không chỉ riêng bạn mà bất kỳ ai cũng nên lưu ý về điều này.
5. Cách hóa giải ngày Vãng Vong
Vì ngày vãng vong là một ngày xấu, do đó khi đến ngày này bạn cần chú ý kiêng kỵ. Ông cha ta có câu: “Có thờ có thiêng, có kiêng có lành”. Dó đó cách hóa giải đầu tiên đó chính là kiêng kỵ những điều không được làm trong ngày này. Trường hợp nếu không thể không tiến hành hoặc hoàn cảnh không cho phép tạm ngưng công việc thì gia chủ hãy chọn ra giờ tốt hoàng đạo, hợp tuổi để thực hiện công việc của mình. Và tránh được các giờ xấu hắc đạo, trong ngày đó ra… Để giảm thiểu mức thấp nhất rủi ro xảy ra giúp công việc diễn ra thuận lợi hơn.
Bài viết trên của tạp chí phong thủy đã cung cấp thêm kiến thức về ngày vãng vong trong quan niệm của người Việt hy vọng sẽ giúp ích cho độc giả trong cuộc sống nhé!