Mâm cúng giao thừa trong phong tục của người Việt

0
1092

Mâm cúng giao thừa là một phần của nghi lễ giao thừa rất quan trọng trong phong tục tập quán của người Việt. Tuy nhiên không phải các mâm cúng giao thừa đều giống nhau và không phải ai cũng biết sắp mâm cúng cho đúng chuẩn vì vậy hãy cùng phongthuyso tìm hiểu những điều cần biết về mâm cúng giao thừa nhé!

Mâm cúng giao thừa trong phong tục của người Việt
Mâm cúng giao thừa trong phong tục của người Việt

1. Ý nghĩa của mâm cúng giao thừa

Theo lý giải của các nhà nghiên cứu văn hóa dân gian, lễ cúng đêm Giao thừa (hay còn gọi là lễ Trừ tịch) được thực hiện với ý nghĩa tiễn đưa những điều xui xẻo của năm cũ và đón điều tốt đẹp trong năm mới.

Quan niệm từ xa xưa cho rằng, mỗi năm lại có các vị thần Hành binh, Hành khiển, Phán quan khác nhau được phái xuống để cai quản hạ giới. Cứ hết một năm, vị thần cũ sẽ bàn giao công việc cho vị thần mới. Chính vì vậy, cúng giao thừa được ngầm hiểu là lễ “tống cựu nghinh tân”, tiễn đưa những vị thần năm cũ và nghênh đón những vị thần mới.

Cũng từ đó, người Việt thường chuẩn bị 2 mâm cỗ trong lễ cúng giao thừa: 1 đặt trên bàn thờ gia tiên, 1 đặt ở ngoài cửa chính.

2. Sự khác biệt của mâm cỗ cúng giao thừa 3 miền

Miền Bắc

Mâm cỗ cúng giao thừa ngoài trời của người miền Bắc khá đầy đủ. Hầu như mâm cỗ mặn nào cũng sẽ có gà luộc, xôi đỗ xanh và thường phải là gà trống.

Theo quan niệm từ ông cha để lại, vì giao thừa (trừ tịch) là đêm mà mặt trời ngủ sâu nhất, bởi thế nên các cụ ta thường hay cúng gà trống hơn là gà mái với hy vọng con gà sẽ cất cao tiếng gáy đánh thức mặt trời dậy để cả năm được tràn ngập ánh sáng, mưa thuận gió hòa, con đường tiền tài, sức khỏe… được rạng rỡ, sáng sủa. Nhiều gia đình còn thay gà trống bằng thủ lợn.

Người Bắc còn cúng giao thừa cùng bánh chưng vuông, bánh chưng dài (nhiều nơi còn gọi là bánh tày, còn người miền Nam lại gọi là bánh tét) và cả hoa quả. Những loại quả già, chín, mọng còn tươi mới nhưung cách chọn hoa quả cúng đêm giao thừa của người Bắc không quá khắt khe như người miền Nam.

Trong mâm cỗ cúng giao thừa ngoài Bắc, nhiều gia đình còn cúng quả trứng luộc, để chung với chút gạo mà muối và một bát cháo trắng.

Miền Nam

Thời khắc giao thừa, người miền Nam cúng ngoài sân và trong nhà. Lễ cúng đơn giản với đĩa ngũ quả, hoa trang hoặc vạn thọ, sống đời, hai cây đèn cầy, lư hương, giấy tiền vàng bạc và một trái dừa tươi đã chặt sẵn.

Cúng giao thừa miền Nam nếu đầy đủ thì mâm lễ mặn phải có thủ lợn luộc, gà trống luộc, xôi, bánh chưng, chè. Đặt biệt kèm thêm bắp cải thảo… tất cả được bày lên bàn trang trọng đặt ở trước cửa nhà. Vào đúng thời điểm giao thừa, người chủ gia đình phải thắp đèn, nến, rót rượu, rồi khấn vái trước án. Tuy nhiên, hiện nay, chỉ còn một số gia đình còn duy trì cách cúng này còn lại đã lược bớt một số công đoạn.

Một đặc điểm nữa của mâm cỗ Giao thừa miền nam là có nhiều đồ nguội do thời tiết nắng nóng.

Miền Trung

Mâm cỗ cúng giao thừa của người miền Trung cũng không thể thiếu gà, bánh chưng và bánh nếp. Có nhiều gia đình làm đơn giản hơn là mâm xôi và gà luộc cùng những chén rượu để tiễn năm cũ qua đi, bỏ lại sau lưng những gì không may mắn và đón những thời khắc đầu tiên của năm mới với hi vọng về sự may mắn và sung túc.

3. Sự khác biệt của mâm cỗ cúng ngoài trời và trong nhà

Mầm cỗ cúng ngoài trời

Quan niệm tâm linh của dân gian cho rằng, việc bàn giao tiếp nhận công việc của các vị thần diễn ra rất khẩn trương, các vị ấy chỉ có thể ăn vội vàng hoặc đi ngang qua chứng kiến tấm lòng của gia chủ. Vì vậy, mâm cỗ cúng quan Hành khiển thường đặt ngoài cửa chính.

Mâm cúng ngoài trời phải đặt ở nơi sạch sẽ, trên mâm có một bát gạo để cắm hương, hai ngọn nến hoặc đèn dầu.

Ngoài ra, trong mâm cỗ cúng Giao thừa, gia chủ cũng có thể chuẩn bị thêm chiếc mũ của Ðại Vương Hành khiển. Tùy phong tục tập quán của mỗi nơi mà mâm lễ cúng Giao thừa có thể là cỗ chay hay mặn.

Thời khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới, khi đồng hồ điểm 12h đêm, gia chủ sẽ làm lễ thành tâm cầu xin một năm mới nhiều may mắn, sức khỏe cho gia đình mình.

Mầm cỗ cúng Giao thừa trong nhà

Mâm cỗ cúng Giao thừa trong nhà là mâm cỗ cúng tổ tiên vào thời khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới nhằm cầu xin tổ tiên phù hộ độ trì cho gia đình, họ hàng gặp những điều tốt lành trong năm mới.

Mâm lễ cúng Giao thừa trong nhà có thể là mâm lễ mặn hoặc ngọt tùy theo điều kiện của mỗi gia đình.

Khi cúng Giao thừa trong nhà, tất cả các thành viên trong gia đình đứng trang nghiêm trước bàn thờ, khấn tổ tiên để xin được các cụ phù hộ độ trì trong năm mới, cầu an khang, thịnh vượng, sức khỏe tốt.

Tuy nhiên cũng cần lưu ý, khi khấn tổ tiên để mời tiền nhân về ăn Tết cùng với con cháu, gia chủ phải khấn Thổ công (ông Công, ông Táo) để xin phép cho tổ tiên về ăn Tết.

Bài viết trên đã cung cấp thêm thông tin cho độc giả về mâm cúng giao thừa hy vọng sẽ giúp độc giả có thêm kiến thức về phong tục tập quán của người Việt để có thể thực hiện nghi lễ một cách tốt nhất.